Các máy xét nghiệm nước tiểu hiện nay thể có 1, 2, 4, 8, 10, 11.. thông số phụ thuộc vào từng loại máy, trong bài viết này chỉ xin giới thiệu một vài  thông số cơ bản thường gặp trong các máy hiện nay và có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán lâm sàng. 

Tham khảo thêm:

thông số trong máy xét nghiệm nước tiểu

Tỷ trọng ( SG- Specific Gravity) 

Trung bình là 1,012-1,020 theo hằng số sinh học ở người việt nam

Thay đổi sinh lý: 

  • Tuỳ theo nồng độ các chất trong nước tiểu 
  • Tuỳ theo sự mất nước nhiều hay ít: ra mồ hôi nhiều, tỷ trọng nước tiểu sẽ cao.
  • Tuỳ theo thời tiết: mùa rét, có nhiều nước tiểu, tỷ trọng hạ.

Thay đổi bệnh lý: 

  • Từ 1,028 đến trên 1,050, có khả năng bị đái tháo đường 
  •  Giảm nhỏ hơn 1,005 trong bệnh suy thận 

pH 

pH bình thường : 

  • 5,8-6,2 trong chế độ ăn cả rau lẫn thịt         
  • 5,4-5,6 trong chế độ ăn toàn thịt         
  • 6,6-7 trong chế độ ăn toàn rau.

Thay đổi sinh lý :  - pH giảm khi ăn nhiều thịt  - Tăng khi ăn nhiều rau  - pH cũng tăng khi hoạt động nhiều ( chạy, thể dục thể thao, làm việc tay chân...) 

 

 

Thay đổi bệnh lý: 

  • Thấp trong một số bệnh có sốt, đái tháo đường nặng, gút, nhiễm toan chuyển hóa 
  • Cao trong nhiễm khuẩn đường tiết liệu, nhiễm kiềm chuyển hoá. 

===>> Xem thêm: Vai trò của máy xét nghiệm nước tiểu

Protein (PRO) 

Bình thường, chỉ có một ít protein huyết tương có kích thước nhỏ qua được cầu thận nhưng lại được tái hấp thu hoàn toàn khi qua ống thận, vì vậy không có hoặc chỉ có rất ít protein thận: người ta tính lượng protein đào thải khoảng 30mg/24h, trong đó 30% albumin và 70% globumin.

Thay đổi sinh lý: 

Protein  xuất hiện ít (<150mg/24 giờ) và không thường xuyên trong các trường hợp; 

  • Ở trẻ sơ sinh khi thận chưa hoạt động tốt, thường sau 4-10 ngày thì hết 
  • Do ăn uống : sau bữa ăn giàu đạm 
  • Do tư thế đứng và gắng sức.

Thay đổi bệnh lý:

Protein niệu xuất hiện tạm thời, lượng đào thải <1g/24h có thể do: 

+ Sốt cao, sốc 

+ Suy tim khi bị thiểu niệu 

+ Chấn thương sọ não, chảy máu não

Protein niệu xuất hiện thường xuyên, lượng đào thải nhiều hơn, phân biệt 3 loại: 

+ Protein niệu trước thận: thường là những protein có trọng lượng nhỏ lọc được qua cầu thận nhưng vượt quá khả năng tái hấp thụ của ống thận. Thuộc loại này có protein Bence-Jones, myoglobin niệu xảy ra sau chấn thương các cơ 

+ Protein niệu do thận: viên cầu thận, viêm ống thận, thận hư, thoái hoá thận, lao thận, ung thư thận, xơ mạch thận, tổn thương thận trong các bệnh khác như các bệnh viêm nhiễm, nhiễm virus... Protein niệu đào thải tăng rất cao trong hư thận (>3,5g/24h), tăng vừa phải trong viêm cầu thận cấp ( 23g/24h), tăng nhẹ ( khoảng 1g/24h) trong viêm cầu thận mãn, lao thận...  + Protein niệu sau thận: do viêm nhiễm hoặc có tổn thương niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc đường sinh dục nữ. 

Axit uric 

 Axit uric là sản phẩm thoái giáng của nucleoprotein của tổ chức hay từ thức ăn đưa vào, bài tiết ra nước tiểu dưới dạng urat trong 24h từ 3,2 đến 4,8 mmol (0,55-0,8g) Thay đổi sinh lý:  Tuỳ theo chế độ ăn, sự hoạt động của cơ thể; một số thuốc làm tăng như natri salicylat .. hoặc làm giảm như cafein, antipyrin, các muối sắt... Thay đổi bệnh lý:  Tăng trong một số bệnh nhiễm khuẩn, dùng thuốc lợi tiểu loại bezothiazin, bệnh bạch cầu  Giảm trong suy thận, thoái hoá gan  Trong bệnh gút lúc đầu, lương axit uric niệu giảm đột ngột, tới ngày thứ 3 lại đào thải nhiều một cách đột biến. 

Nitơrit (NIT) 

Nitơ toàn phần bao gồm: 

  • Nitơ của urê   82,29% 
  • Nitơ của ammoniac 5,53 
  • Nitơ của creatinin  4,46 
  • Nitơ của axit uric  1,67 
  • Nitơ của cac bazơ puric 0,14 
  • Nitơ không định lượng 5,91

Nitơ toàn phần trong nước tiểu 24 giờ có 12-15 g, giá trị riêng biệt ít, người ta thường dùng để so sánh với ammoniac 

Tỷ số nitơ nước tiểu: 

Nitơ urê/Nitơ toàn phần= 81-85%  Tỷ số này hạ trong suy gan 

Tỷ số ammoniac: 

Ammoniac/Nitơ toàn phần= 2-5% 

Tỷ số này tăng khi ăn nhiều thịt và trong một số bệnh về gan ( Xơ gan, ung thư gan...) do ammoniac không được chuyển hoá thành urê như bình thường

Gluco (GLU) 

 Bình thường gluco chỉ có trong máu, không có trong nước tiểu. Nếu gluco máu vượt quá ngưỡng thận 8,9-10 mmol/l ( 160-180 mg/l) sẽ xuất hiện gluco trong nước tiểu. Nếu ngưỡng thận thấp hơn, gluco máu chưa tăng tới mức đã thấy có gluco niệu.

Thay đổi sinh lý:  Gluco xuất hiện ít và tạm thời nhất là sau khi ăn nhiều đường (<0,5mmol/l).

Thay đổi bệnh lý; 

Tăng cao trong bệnh đái tháo đường 

Còn thấy trong: 

  • Một vài bệnh thần kinh: kết mạch tấm, động kinh, u não.
  • Một số bệnh nhiễm khuẩn: thương hàn, bạch hầu...
  • Nhiễm độc oxit cacbon, moocphin, asen. 

Trên đây là 6 trên 12 thông số phổ biến trong máy xét nghiệm nước tiểu. Các bạn vui lòng đón đọc phần tiếp theo: Các thông số trong máy xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa trong chẩn đoán lâm sàng - Phần 2. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.