Theo Tổ chức Thận quốc gia Mỹ, bệnh thận là thủ phạm gây ra hơn 90.000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm, nhiều hơn tử vong do ung thư vú hay ung thư tiền liệt tuyến. Không quá muộn để từ bỏ những thói quen có hại cho thận. Những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và giấc ngủ có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh thận trong tương lai.
13 thói quen gây hại cho thận Sau đây là những thói quen có hại cho thận mà bạn nên từ bỏ:
1. Ăn mặn
Ăn quá nhiều muối làm đảo lộn sự cân bằng trong máu khiến thận của bạn phải hoạt động quá tải. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí tăng huyết áp lâm sàng (Journal of Clinical Hypertension), ăn quá nhiều muối là nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh thận. Những thói quen hàng ngày có thể làm tổn thương thận
Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo mọi người nên hạn chế lượng muối ăn nạp vào cơ thể, chỉ nên giới hạn 2,3 g muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối ăn trong tổng lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày). Hãy thận trọng với lượng muối ăn trong thực phẩm nấu chín và chế biến sẵn, vì những thực phẩm này chẳng khác "muối ăn" tàng hình, rất có thể bạn sẽ nêm nếm quá nhiều mắm muối khi nấu ăn, còn thực phẩm chế biến sẵn thì bạn không thể kiểm soát được hàm lượng muối.
2. Lạm dụng thuốc giảm đau
Nghiên cứu trên tạp chí y học New England Journal of Medicine chỉ rõ, lạm dụng thuốc giảm đau là nguyên nhân dẫn tới 5.000 trường hợp suy thận mỗi năm ở Mỹ. Gia tăng người trẻ bị suy thận, bác sĩ chỉ cách phát hiện và phòng ngừa đơn giản, ai cũng nên làm Theo các nhà nghiên cứu, thời điểm nguy hiểm nhất khi uống thuốc giảm đau là sau khi nhịn ăn. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc giảm đau vào lúc đói mà nên uống sau khi ăn. GS.TS. Grant Lipman (Trường Y khoa Stanford) cho biết, thuốc giảm đau làm giảm lưu lượng máu đến thận của bạn. Theo thời gian, thận của bạn sẽ bị quá tải. Ông dẫn chứng một số vận động viên chạy marathon hay gặp chấn thương, thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau có thể có nguy cơ tổn thương thận.
3. Một số bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng có thể làm tổn thương thận
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, hầu hết mọi người bị cảm lạnh 2-3 lần/năm. Dù là những căn bệnh thường gặp, nhưng bạn đừng chủ quan. Khi bạn ốm càng lâu, cơ thể bạn càng tạo ra nhiều kháng thể. Theo thời gian, những kháng thể này có thể làm thận của bạn bị viêm. Những thói quen hàng ngày có thể làm tổn thương thận.
Viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm tai giữa kéo dài có thể ảnh hưởng tới thận, khiến thận bị quá tải.
Hãy hết sức thận trọng với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn và viêm tai, bởi những bệnh này có nguy cơ cao làm quá tải thận. Hay cố gắng chăm sóc bản thân để nhanh khỏi bệnh nhất có thể, nhờ vậy thận của bạn không bị quá tải mỗi khi cơ thể viêm nhiễm.
4. Nhịn tiểu
Dù bạn tin hay không thì nhịn tiểu là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về thận. TS. Cheamandeep Bali (thuộc tổ chức y tế Toronto Naturopathic Health Clinic, Canada) cho biết, đừng cố nhịn tiểu vì nước tiểu ở trong cơ thể bạn càng lâu thì càng tạo ra nhiều vi khuẩn. Khi vi khuẩn di chuyển tới thận, những rắc rối có thể xảy ra. Sỏi thận: Điều trị và thuốc ngăn ngừa tái phát Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng Bác sĩ tiết niệu Mark Gordon ở Florida, Mỹ nói rằng, hầu hết mọi người vào nhà vệ sinh 8-10 lần/ngày. Do công việc hay không tiện mà bạn phải nhịn tiểu. Tuy nhiên, đừng biến điều đó thành thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
5. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Để tươi lâu hơn, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng natri (sodium) cao sẽ gây hại cho thận của bạn. Theo website về thận NEPHCURE Kidney International, sodium không phải là chất duy nhất có hại cho thận, các thủ phạm khác còn bao gồm kali và phốt pho. Mặc dù thận thường lọc bớt hàm lượng kali, tuy nhiên, quá nhiều kali có thể gây quá tải cho chức năng của thận. Vì vậy, những người thận yếu nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali và phốt pho. Ít ăn thực phẩm chế biến sẵn, thận của bạn sẽ khỏe hơn.
6. Uống nhiều soda, nước ngọt
Không giống như những loại đồ uống khác, soda không cung cấp chất dinh dưỡng nào khác ngoài đường. Theo các nhà nghiên cứu, uống 2 cốc nước ngọt trở lên mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận. Ngoài đường, acid phosphoric trong các loại soda, nước ngọt còn gây tổn thương thận theo thời gian. Để thận khỏe, bạn nên hạn chế uống soda, nước ngọt. Chỉ nên uống 1 lần/tuần để tốt cho sức khỏe.
7. Lạm dụng thực phẩm chức năng
Nếu dùng thực phẩm chức năng hoặc vitamin hàng ngày, hãy cẩn thận. Liều cao một số thực phẩm bổ sung có thể gây hại cho thận của bạn. Đặc biệt, vitamin C liều cao làm tăng nguy cơ sỏi thận, theo Hiệp hội Thận học Mỹ. Nếu có bệnh nền từ trước như tiểu đường hoặc rối loạn tự miễn, hay tham khảo bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng. Thậm chí, thực phẩm chức năng như nghệ cũng có thể gây tổn thương thận khi kết hợp với một số loại thuốc.
8. Lười tập thể dục
Tổ chức Thận quốc gia Mỹ cho biết, tập thể dục tốt cho người huyết áp cao, cải thiện giấc ngủ và tăng cường cơ bắp, đồng thời làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thận. Theo một nghiên cứu năm 2019, những người mắc bệnh thận nên tập thể dục nhẹ nhàng 150 phút/tuần. Bạn có thể đi bộ, làm vườn, khiêu vũ hoặc đạp xe khoảng 20 phút mỗi ngày. Ngoài ra, tập thể dục còn giải phóng hormone hạnh phúc endorphine, cải thiện tâm trạng của bạn.
9. Ăn quá nhiều thịt đỏ
Theo Hiệp hội Thận học Mỹ, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn thịt đỏ với hàm lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh tổn thương thận. Chế độ ăn protein từ thực vật góp phần "chữa lành" cho thận. Những thói quen hàng ngày có thể làm tổn thương thận
Nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, chế độ ăn bao gồm cả protein từ thực vật thay vì chỉ ăn đạm động vật.
10. Lười uống nước
Một trong những vai trò chính của thận là lọc nước, vì vậy bạn cần phải giữ cho thận đủ nước. Hội đồng Hydrat hóa quốc gia Mỹ cho biết hầu hết trường hợp sỏi thận là do mất nước mạn tính. Khi cơ thể mất nước, nước tiểu của bạn có nồng độ khoáng chất cao hơn. Những khoáng chất này có thể hình thành nên tinh thể bên trong thận và phát triển thành sỏi thận.
11. Thức khuya
Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago đã tìm ra mối liên hệ giữa giấc ngủ kém với nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn. Những người ngủ 6,5 tiếng mỗi đêm (nghĩa là thiếu ngủ đôi chút) có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao hơn 19%. Lý do là chu kỳ ngủ của bạn báo cho thận biết khi nào nên làm việc và khi nào nên nghỉ ngơi. Những thói quen hàng ngày có thể làm tổn thương thận.
Thức khuya khiến thận phải làm việc quá sức.
Nên ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng mỗi đêm tùy theo độ tuổi để thận được nghỉ ngơi ban đêm, có thời gian hồi phục. Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ lý giải, khi bạn thức khuya, thận của bạn sẽ tiếp tục phải làm việc chăm chỉ, theo thời gian, thận sẽ bị "mệt mỏi". Nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm tùy theo độ tuổi và thể trạng.
12. Ngồi quá nhiều
Thiếu vận động, ngồi nhiều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn. Theo một nghiên cứu trên PLoS One, dân văn phòng hoạt động thể chất 1 tiếng mỗi ngày như tập thể dục, đi bộ, đạp xe,... giảm đáng kể khả năng mắc bệnh suy thận.
13. Hút thuốc
Hầu hết mọi người đều biết rằng hút thuốc làm tổn thương tim và thận, nhưng bạn có biết rằng hút thuốc cũng gây tổn thương thận? Theo một nghiên cứu trên tập san y học Annals of Internal Medicine, những người hút thuốc kinh niên có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn. Lạm dụng chất gây nghiện nicotine trong thuốc lá dễ hình thành nên creatinine làm tổn thương thận của bạn. Tệ hơn là, tổn thương thận do nicotine hoàn toàn không có triệu chứng. Vì vậy, người hút thuốc đang đầu độc thận của mình mà hoàn toàn không hề hay biết. Vì vậy hãy bỏ thuốc lá ngay để bảo vệ thận của bạn.
(Theo Sức khỏe và Đời sống)