Tại các quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều tình trạng trẻ em đang khỏe mạnh sau đó bị viêm gan cấp tính thể nặng mà không rõ nguyên nhân.
Đặc biệt số lượng ca phát hiện mắc bệnh ngày một tăng cao tại một số quốc gia.
biểu hiện ban đầu là đau bụng, tiêu chảy, nôn ọe... sau đó phát bệnh viêm gan nặng (men gan tăng rất cao), gây nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong, Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này.
Phát hiện bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại nhiều quốc gia
Ngày 15/4/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo về một đợt bùng phát bệnh viêm gan cấp tính nặng chưa rõ nguyên nhân ở 74 trẻ em trên khắp Vương quốc Anh. Gần đây nhất, theo thông báo của WHO vào ngày 03/5/2022 và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào ngày 06/5/2022, số ca bệnh nghi ngờ hiện tại là hơn 300 trẻ, ghi nhận ở ít nhất 23 quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ, Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Bệnh viêm gan bí ẩn này phát hiện ở các trường hợp trẻ em trước đó khỏe mạnh trong lứa tuổi từ 1 tháng đến 16 tuổi. Theo báo cáo của CDC Mỹ vào ngày 06/5/2022, 9 ca mắc bệnh ở tiểu bang Alabama đều là trẻ nhỏ (≤ 6 tuổi). Triệu chứng lâm sàng bao gồm các triệu chứng ở giai đoạn khởi phát như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói; sau đó là các biểu hiện đặc trưng của giai đoạn toàn phát: viêm gan cấp nặng với nồng độ men gan tăng rất cao và vàng mắt vàng da xuất hiện. Hầu hết các trường hợp đều không sốt. Đa số các ca hồi phục hoàn toàn, khoảng 10% cần phải ghép gan và 9 trẻ đã tử vong (3 ca tử vong ở Indonesia).
Trước bối cảnh thông tin về căn bệnh còn hạn chế, các bậc cha mẹ rất quan tâm và lo lắng cho sức khỏe con em mình. Vì vậy, việc cập nhật những thông tin chính xác về căn bệnh viêm gan bí ẩn là rất quan trọng cho cộng đồng.
Viêm gan cấp tính là gì? Nguyên nhân viêm gan?
Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm và huỷ hoại. Gan là nơi tổng hợp các protein thiết yếu, khử và thải độc… Do đó, tổn thương gan có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Viêm gan có thể do nhiễm virus (gọi là viêm gan virus), do rượu bia, do thuốc hoặc các hoá chất khác, do một số rối loạn chuyển hoá, rối loạn hệ miễn dịch… Viêm gan có thể là cấp tính (bệnh diễn ra trong vòng 6 tháng) hoặc mạn tính (kéo dài hơn 6 tháng). Các loại virus chính đã biết gây ra bệnh viêm gan virus cấp tính ở người bao gồm virus viêm gan A, B, C, D và E. Đa số các trường hợp viêm gan cấp tính do 5 loại virus này sẽ tự hồi phục trong vòng vài tuần đến vài tháng, chỉ một tỷ lệ nhỏ (<1%) bệnh diễn tiến đến tình trạng viêm gan tối cấp và có thể gây tử vong. Một số bệnh nhân viêm gan virus B, C có thể diễn tiến thành viêm gan virus B, C mạn tính (bệnh kéo dài hầu như suốt đời). Hiện tại, viêm gan virus A, B và D có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine.
Adenovirus, nhất là adenovirus type 41 được nghi ngờ là tác nhân gây bệnh viêm gan
Bằng cách thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, các nhà khoa học nhận thấy bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em gần đây không phải là do virus viêm gan A, B, C, D, E và một số loại virus khác đã được biết gây viêm gan ở người (EBV, CMV…). Các nguyên nhân gây viêm gan khác (không phải do virus) liên quan đến thức ăn, độc chất… cũng không được tìm thấy. Do bệnh xảy ra cùng lúc ở nhiều quốc gia, các nhà khoa học vẫn nghi ngờ đây là bệnh do virus.
Điểm đáng lưu ý là adenovirus được phát hiện trong phần lớn mẫu máu của các trẻ mắc bệnh (theo báo cáo của WHO ngày 23/4/2022, trong tổng số 169 trẻ mắc viêm gan bí ẩn, 74 ca dương tính với adenovirus, trong đó 18 ca dương tính với adenovirus type 41). Thêm vào đó, tại Anh, nơi có số ca viêm gan bí ẩn được báo cáo nhiều nhất, gần đây cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể các trường hợp nhiễm adenovirus trong cộng đồng. Do vậy, adenovirus hiện là tác nhân được nghi ngờ nhiều nhất gây ra bệnh viêm gan bí ẩn. Đây chỉ là một nghi vấn, cần có các nghiên cứu tiếp theo để xác định liệu adenovirus có phải là nguyên nhân thực sự của đợt bệnh viêm gan gần đây hay không.
Các sản phẩm QIAGEN MDx phát hiện Adenovirus có thể hữu ích trong việc điều tra bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguồn gốc
- QIAstat-Dx® Gastrointestinal Panel (Cat n 691411, CE-IVD) phát hiện Adenovirus F40/F41 trong các mẫu phân được lưu trữ trong môi trường vận chuyển Cary Blair.
- QIAstat-Dx Respiratory SARS-CoV-2 Panel (Cat no 691214, CE-IVD) phát hiện Adenovirus (genotypes B,C, E) trong mẫu từ mẫu swabs dịch tỵ hầu nasopharyngeal trực tiếp đưa vào catridge hóa chất hoặc bảo quản với môi trường vận chuyển Universal Transport Medium (UTM).
- Hệ thống QIAstat-Dx của QIAGEN là cho phép thực hiện xét nghiệm đa tác nhân nhằm xác định hội chứng Florona tự động hoàn toàn với các ưu điểm:
- Thời gian trả kết quả nhanh: 45-90 phút
- Hệ thống Chẩn đoán Hội Chứng đã được chứng nhận CE-IVD và FDA
- Được FDA khuyến cáo sử dụng trong cấp cứu
Các bệnh viện, trung tâm xét nghiệm đang triển khai xét nghiệm sàng lọc và phát hiện mà quý vị có thể tham khảo:
- Khoa sinh học phân tử- Bv Nhi TW
- Family Medical Practice (HN +HCM)
- FV Hospital (HCM)
- BV Chợ Rẫy
- BV Y Dược 1
- Vinmec Time city