Chỉ số HbA1c là gì?

Chỉ số HbA1c (hemoglobin glycated) là thành phần được tạo ra khi glucose trong cơ thể bám vào các tế bào hồng cầu và cơ thể không thể sử dụng đường đúng cách, điều đó dẫn đến nhiều gluocose dính vào các tế bào máu và tích tụ trong máu.

HbA1c là mức đường huyết trung bình trong hai đến ba tháng, nếu HbA1c cao nghĩa là trong máu có quá nhiều đường. Điều này đồng nghĩa với việc các biến chứng tiểu đường có khả năng phát triển.

Chỉ số HbA1c thế nào ?

 Xét nghiệm HbA1c trong máu giúp biểu thị rõ hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân, kết quả về như sau :

-         HbA1c < 6.0%: Không bị bệnh đái tháo đường

-         HbA1c trong khoảng 6.0 – 6.4%: Giảm dung nạp đường huyết hay Tiền đái tháo đường

-         HbA1c >6.5%: Bị bệnh đái tháo đường type 2

chỉ số HbA1cChỉ số quan trọng thế nào với người tiểu đường type 2 ?

Nếu chỉ số HbA1c tăng 1% thì nguy cơ biến chứng cũng tăng cao như :

Tăng 38% nguy cơ đột quỵ, bệnh tim

-         40% nguy cơ biến chứng trên mạch máu ngoại vi

Chỉ số HbA1c là chỉ số hữu hiệu trong việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Tại thời điểm đo, chỉ số đường huyết của người bệnh bình thường nhưng chỉ số HbA1c cao nghĩa là đường huyết không được kiểm soát tốt trong thời gian dài, đồng nghĩa với việc nó đang cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cần phải xét nghiệm lại để chẩn đoán.

Ngoài ra, dựa vào chỉ số HbA1c còn có thể đánh giá được hiệu quả phác đồ điều trị của bệnh nhân tiểu đường bao gồm chế độ ăn, luyện tập, thuốc điều tri, sản phẩm hỗ trợ trong thời gian điều trị, từ đó có thể chỉnh sửa lại phác đồ sao cho pù hợp và hiệu quả.

chỉ số HbA1c

Vì sao chỉ số HbA1c thay đổi ?

-      Chế độ ăn uống : Thay đổi giờ ăn, thức ăn và lượng đồ ăn nạp vào cơ thể

-     Tập thể dục thể thao hoặc lao động tay chân : Hoạt động cơ thể quá sức sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ trên cơ thể, vận động mạnh tiêu hao nhiêu năng lượng dẫ đến việc ăn nhiều để bù lại phần năng lượng thiếu, nếu vượt quá giới hạn sẽ khiến cơ thể hạ đường huyết.

-      Uống thuốc tiểu đường : Tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ đưa đến những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho cơ thể.

-     Tâm lý bất ổn, stress hoặc có bệnh lý kéo dài : Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng an toàn.

-         Mắc các bên khác : Cảm cúm, đau dạ dày, viêm phổi…

-     Uống nhiều các chất kích thích hoặc đang dùng thuốc : Các bệnh nhân tiểu đường phải tránh các chất kích thích vì nó là nguyên nhân gây bệnh.

Làm thế nào để giảm chỉ số HbA1c?

-         Thuốc điều trị : Sử dụng điều đặn, đúng liều, đúng thời gian

-         Ăn uống : Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các loại bột đường.

-         Tập luyện : Không tập quá sức và duy trì điều đặn.

-         Giảm cân : Tập luyện tích cực và theo chế độ ăn uống giảm calo trong người