Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin là một liệu pháp quan trọng. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên hiểu vai trò chính của insulin trong việc quản lý lượng đường trong máu và ngăn chặn các biến chứng tiểu đường.

Vai trò của insulin đối với cơ thể

Để dễ hiểu hơn tầm quan trọng của liệu pháp insulin, người bệnh nên hiểu cách thức hormone tự nhiên này hoạt đông trong cơ thể và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị bệnh tiểu đường

==>> Xem thêm: Vai trò của insulin đối với bệnh nhân tiểu đường

Vai trò của insulin đối với người không mắc bệnh tiểu đường

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu (glucose). Sau khi ăn, carbohydrate phân huỷ thành glucose, sau đó glucose đi vào máu. Tuyền tuỵ phản ứng bằng cách sản xuất insulin, cho phép glucose đi vào tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng.
  • Lưu trữ glucose dư thừa cho năng lượng. Sau khi ăn, nồng độ insulin tăng cao, glucose sẽ lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen. Khi bạn đói, nồng độ insulin sẽ thấp, gan giải phogns glycogen vào máu dưới dạng glucose. Điều này giữ cho lượng đường trong một phạm vi hẹp

Vai trò của Insulin đối với bệnh nhân tiểu đường

  • Nồng độ glucose của bạn sẽ tiếp tục tăng sau khi bạn ăn vì không đủ insulin để di chuyển glucose vào các tế bào của cơ thể. Những bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 không sử dụng insulin hiệu quả (kháng insulin) và không sản xuất đủ insulin. Đối với các bệnh nhân tiểu đường type 1, sẽ không có hoặc tạo ra ít insulin
  • Không được điều trị, đường huyết trong máu cao sẽ dẫn đến các biến chứng liên quan đến thị giác, thần kinh, thận, tim,..

Mục tiêu của việc điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin

Nếu bạn bị tiểu đường type 1, liệu pháp insulin rất quan trọng để thay thế insulin mà cơ thể bạn không sản xuất được. Đôi khi, những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần được điều trị bằng insulin nếu các phương pháp điều trị khác không thể giữ được mức đường huyết trong phạm vi mong muốn. Liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bằng cách giữ lượng đường trong máu ổn định.

Tác dụng phụ của việc điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tác dụng phổ biến của việc dùng insulin. Tình trạng này có thể xảy ra khi sử dụng quá liều insulin. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần, bạn có thể đang dùng nhầm liều insulin và bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị

Phản ứng tại điểm tiêm

Teo mỡ hay còn gọi là lipos là những điều có thể hình thành nếu bạn tiêm ở một nơi quá thường xuyên. Điều này có thể ngăn insulin hoạt động bình thường. Vì vậy hãy đảm bảo mỗi lần tiêm là một vị trí khác nhau

Các tác dụng phụ khác từ việc tiêm nhiều có thể là ngứa, phát ban và các kích ứng da

Tăng cân

Khi bắt đầu dùng insulin, bạn có thể nhận thấy rằng bạn bắt đầu tăng cân.

Insulin là một hormone tăng trưởng và bất kỳ hormone tăng trưởng nào được dùng đều sẽ gây ra việc tăng cân. Tuy nhiên, khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, có khả năng bạn đã giảm cân rất nhiều trong một thời gian ngắn, vì đây là một triệu chứng và tăng cân là một dấu hiệu của sự phục hồi

Quá liều insulin

Quá liều insulin có thể xảy ra nếu bạn dùng nhiều insulin hơn mức độ cần của cơ thể. Điều này có thể rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến hạ đường huyết. Những trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến co giật, tử vong.

===>> Xem thêm: Ý nghĩa của insulin đối với bệnh nhân tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin là một trong những phương pháp phổ biến. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện của bác sĩ đưa ra. Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, xét nghiệm HbA1c là phương pháp hiệu quả giúp đưa ra kết quả chính xác về định lượng glucose. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.