Đường huyết cao thường không gây ra triệu chứng cho đến khi nồng độ Glucose trong máu lên đến trên 200 mg/dL (tương đương 11 mmol/L), các triệu chứng có thể phát triển chậm, trong vài ngày hoặc vài tuần. Lượng đường trong máu ở mức càng cao trong thời gian càng dài thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp có thể gây ra choáng, hôn mê, hay thậm chí tử vong.

===>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường

đường huyết cao

Đường huyết bao nhiêu là cao

Bình thường, mức đường huyết luôn nằm trong một khoảng giới hạn nhất định để đảm bảo nhu cầu năng lượng của các tế bào trong cơ thể, khi vượt quá ngưỡng giá trị này được gọi là đường huyết cao.

Với người bình thường

Đường huyết ở người bình thường khi đói (nhịn ăn trên 8h) dao động trong khoảng từ 4.0-5.9 mmol/l (72-108mg/dL) và dưới 7.8mmol/l (140mg/dL) sau khi ăn 2h. Đường huyết được xem là cao nếu kết quả đo được lớn hơn các giá trị này, khi đó bạn sẽ được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường.

Với người bệnh tiểu đường

 

Đối với những người bệnh tiểu đường, ngưỡng đường huyết an toàn có thể khác nhau ở mỗi loại type 1 hay type 2,. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết mục tiêu theo từng thời điểm.

Trên thực tế, mỗi một người bệnh sẽ có giá trị đường huyết mục tiêu khác nhau. Giá trị này sẽ được xác định bởi bác sĩ thông qua quá trình theo dõi và điều trị . Đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường lâu năm, cơ thể thường đã quen với mức đường huyết luôn ở ngưỡng cao, nếu cứ cố gắng điều trị để đưa về giá trị bình thường lại có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, bởi cơ thể khó có thể thích nghi ngay được.

Đường huyết cao có nguy hiểm không

Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không khi không được phát hiện? Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Có những biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm toan ceton do tăng đường huyết

Biến chứng này thường gặp ở người tiểu đường tuýp 1, hiếm gặp ở tiểu đường tuýp 2. Khi đường trong máu của bệnh nhân trên mức 14 mmol/l hoặc 250 mg/dL thì các tế bào ở cơ thể bị thiếu năng lượng trầm trọng. Cơ thể tự khắc phục tình trạng bằng cơ chế “đốt cháy” chất béo tạo năng lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo ra chất ceton tích tụ trong máu, khi tích tụ với lượng lớn (nhiễm toan ceton) sẽ gây độc cho cơ thể. Triệu chứng ở người nhiễm toan ceton là bồn chồn, khó chịu, thở ra có mùi giấm hoặc hoa quả bị lên men.

===>> Xem thêm: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

– Tăng áp lực thẩm thấu

Xảy ra khi đường huyết tăng cao quá mức làm nước trong cơ thể bị thẩm thấu nhiều vào trong lòng mạch. Dịch của cơ thể bị kéo ra ngoài theo đường nước tiểu làm cơ thể bị mất chất dịch nghiêm trọng. Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu cũng khá giống với nhiễm toan ceton.

Khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

Đường máu cao kéo dài gây ra các rối loạn chuyển hóa mạn tính trong cơ thể, quá trình rối loạn chuyển hóa đường kéo theo mỡ và đạm đã sinh ra các rác thải, gây tổn thương đến lớp nội mạc của mạch máu. Tại các mạch máu lớn, chúng làm tăng nguy cơ cho các chất béo và các thành phần có hại lắng đọng trong lòng mạch hình thành nên mảng xơ vữa. Ở các mạch máu nhỏ (vi mạch), lòng mạch ngày càng bị thu hẹp do sự dày lên của lớp nội mạc, khiến chất dinh dưỡng từ máu không được đưa đến để nuôi dưỡng các cơ quan. Đây chính là cội rễ sinh ra các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường trên tim, thận, mắt và hệ thần kinh.

==>> Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nếu đường huyết tăng quá cao, trên 14mmol/l (250mg/dL) có thể gây ra biến chứng cấp tính tăng đường huyết nguy hiểm, dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton ở người bệnh tiểu đường type 1, hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tăng đường huyết cấp tính thường là kết quả của các bữa ăn có nhiều carbonhydrat, quên liều thuốc tây, bị stress hoặc ốm bệnh.

Đường huyết cao có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Lượng đường trong máu cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh cao huyết áp hay mỡ máu cao. Người bệnh phải biết cách kiểm soát lượng đường trong máu của mình bằng các cách kết hợp ăn uống, luyện tập khoa học và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.