Máy chụp X-quang hiện rất phổ biến trong y học, phương pháp chẩn đoán này được áp dụng trong những trường hợp chẩn đoán về xương khớp. Hôm nay, Phương Đông xin được chia sẻ một số thông tin về thiết bị này.

Máy chụp X-quang là gì?

Máy chụp X-quang được biết đến là thiết bị được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, sử dụng phương pháp tạo ảnh Tia X (hay còn gọi là tia Roentgen) để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể. Những hình ảnh này giúp cung cấp thông tin có giá tri trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong lĩnh vực y tế, máy X-quang giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng.

Máy X-quang có nhiều ứng dụng phổ biến trong y học: Khảo sát cấu trúc các bộ phận của cơ thể như xương khớp, bụng, sọ não, cột sống, phổi, hệ tiết niệu, mạch, dạ dày,.. Hiện nay, hầu như các phòng khám, cơ sở y tế đều sử dụng máy chụp X-quang

Cơ sở vật lý của máy chụp X quang

Máy X -quang hoạt động dựa trên tia X hay còn có tên gọi là Tia Roentgen. Tia X được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi nó đang chuyển động có gia tốc đến gần 1 hạt nhân, khi quỹ đạo của tia X thay đổi, 1 phần động năng (là năng lượng của một vật thể có được khi chuyển động) của electron sẽ mất đi và chính năng lượng này được chuyển thành bức xạ điện từ, phát ra tia X

Tia X có tính truyền thẳng và đam xuyên: Tia X truyền thẳng có khả năng đâm xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia càng tăng. Chính vì độ xuyên sâu của tia X cao nên có thể chụp các bộ phận cứng như: xương, răng, không dùng để chụp mô.

Tính bị hấp thu: sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống một phần năng lượng bị hấp thụ. Đây là cơ sở của các phương pháp chẩn đoán X quang và liệu pháp X quang

Nguyên lý hoạt động của máy chụp X quang

Chùm tia X sau khi truyền qua vùng thăm khám của cơ thể thì sẽ suy giảm do bị hấp thụ bởi các cấu trúc. Sự suy giảm này phụ thuộc vào độ dày, mật độ của các cấu trúc mà nó đi qua. Cuối cùng, chùm tia tác dụng với một bộ phận thu nhận (film, detector, màn chiếu,...) và xử lý hình ảnh để cho ra kết quả, bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh là điểm khác biệt lớn nhất giữa các thế hệ máy X-quang.

Trên đây là những điều cơ bản về máy X quang, qua bài viết chắc các bạn cũng đã hiểu được Máy chụp X quang là gì. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.