Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy chụp x quang như: x quang cổ điển, x quang kỹ thuật số gián tiếp (Computed Radiography) và X quang kỹ thuật số trực tiếp DR. Hệ thống x quang cổ điển đang dần được thay thế và sử dụng bởi các hệ thống máy chụp x quang kỹ thuật số CR và DR. Vậy 2 hệ thống này được phân biệt như thế nào?
Phân biệt máy chụp X quang CR và X quang DR
X quang cổ điển: Dùng hệ thống phim/bìa tăng quang để chụp các bộ phận của cơ thể. Phim được chưa trong các cassette. Casette được đặt sau vật cần chiếu, tia X sau khi xuyên qua được vật sẽ đến đập vào phim. Phim sau khi được phô xạ, sẽ được đưa vào phòng tối để xử lý bằng hoá chất hiện hình và định hình. Khi rửa phim người ta dùng AgCl, những nơi nào bị tia X đâm xuyên khi rửa sẽ không bị mất (có màu đen) và nơi nào tia X bị cản lại sẽ hiển thị màu trắng sau khi rửa phim ( tia X không đâm xuyên được xương). Sau đó, phim sẽ được đọc trên hộp đèn đọc phim. Đây là hình vĩnh viễn, không thể chỉnh sửa, khó lưu trữ, sao lưu và tìm kiếm. Hiện nay, máy X quang cổ điển ngày càng ít được sử dụng bởi nhiều lý do
- Vấn đề an toàn bức xạ tia X
- Vệ sinh môi trường
- Bất tiện trong việc lưu trữ
==>> Xem thêm: So sánh x quang thường quy và x quang kỹ thuật số
Thay vào đó, X quang kỹ thuật số ngày càng được sử dụng bởi các tính năng an toàn, khả năng lưu trữ và chỉnh sửa hình ảnh,..
X quang kỹ thuật số gián tiếp CR: Đây là hệ thống gần giống với X quang cổ điển, máy phát tia X quang bình thường và phim/bìa X quang được thay bằng tấm tạo ảnh có tráng lớp phosphor lưu trữ và kích thích phát sáng. Tấm tạo ảnh sau khi được tia X chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiềm ảnh, sau đó tấm tạo ảnh này sẽ phát quang lần 2 khi quét bởi 1 tia laser trong máy kỹ thuật số hoá, ánh sáng này được bắt lấy và cho ra hình kỹ thuật số tạo ảnh, chuyển đổi qua hình ảnh digital. Hình ảnh này sau đó sẽ được xử lý trên máy tính. Tấm ảnh có thể lưu trữ dưới dạng số, tìm kiếm và chỉnh sửa dễ dàng.
X quang kỹ thuật số trực tiếp: Kỹ thuật này giống máy chụp ảnh kỹ thuật số, vì cũng dùng nguyên tắc tương tự là bảng cảm ứng và cho hình ngay sau khi chụp. Nguyên tắc tạo ảnh là nhờ bảng cảm ứng (Sensor panel) cấu tạo do sự kết hợp của lớp nhấp nháy (Scintillator) gồm các lớp cesiumiodide/thallium và tấm phim mỏng transistor (TFT) với silicon vô định hình (amorphous silicon). Bảng cảm ứng này thay thế cặp phim/bìa tăng quang cổ điển, sau khi được phô xạ, sẽ chuyển hình và hiển thị trên màn hình máy tính sau khoảng 5 giây và có thể chụp tiếp ngay không cần xóa như CR.
Nhờ sự phát triển của công nghệ ngày nay, tia X ngày càng được ứng dụng nhiều trong việc điều trị y tế. X quang CR và X quang DR cũng dần thay thế X quang cổ điển trong phòng khám, giúp tăng giá trị chẩn đoán và giảm thiểu tác hại cho bệnh nhân.