Trên toàn cầu, số người bị đái tháo đường đã tăng gấp bốn lần trong ba thập kỷ qua, và đái tháo đường là nguyên nhân chính gây tử vong thứ chín. Khoảng 1 trong 11 người lớn trên toàn thế giới hiện đang bị đái tháo đường, 90% trong số đó là đái tháo đường type 2.

Tham khảo thêm:

đái tháo đường

Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, năm 2015 trên thế giới có 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, hơn phân nữa số đó (56%) người bệnh đái tháo đường đang sống ở khu vực Đông Nam Á hoặc vùng Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, theo ước tính của IDF 2017 có tỷ lệ mắc đái tháo đường là 5,5%, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất 7,2% . Tổ chức y tế thế giới đã xếp đái tháo đường là một trong năm bệnh không lây ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó đái tháo đường típ 2 là chủ yếu chiếm tỉ lệ 85-90%

==>> Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Đối tượng nào cần tầm soát, sàng lọc đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Do đó, việc xét nghiệm định kỳ sẽ giúp bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy đối tượng nào sẽ cần sàng lọc đái tháo đường type 2

Người trưởng thành

  • Bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị đái tháo đường type 2
  • Ít vận động
  • Người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á, người gốc đảo Thái Bình Dương
  • Vòng bụng to: ở nam ≥ 90cm, ở nữ ≥ 80cm
  • Phụ nữ có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4kg
  • Rối loạn lipid máu: nồng độ HDL cholesterol máu ≤ 35 mg/dl và/hoặc nồng độ triglyceride ≥ 250 mg/dl
  • Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị bằng thuốc hạ huyết áp
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Bất thường xét nghiệm đường huyết trước đó: rối loạn đường huyết khi đói hoặc rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường)
  • Tiền sử bị bệnh tim mạch.

Trẻ em, thiếu niên

Nên cân nhắc sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2 ở người có triệu chứng bệnh hoặc béo phì và có từ hai yếu tố nguy cơ sau:

  • Gia đình có người thân thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai bị đái tháo đường típ 2.
  • Chủng tộc người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh, người Mỹ bản địa, người Mỹ Á, người gốc đảo Thái Bình Dương.
  • Có triệu chứng đề kháng insulin như dấu gai đen (da thâm đen ở các vùng nếp gấp), tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu (tăng cholesterol và/hoặc triglyceride), cân nhẹ khi sinh.
  • Mẹ bị đái tháo đường típ 2 hoặc tiền sử đái tháo đường thai kỳ.

Tầm soát cho trẻ nên bắt đầu khi 10 tuổi và lặp lại mỗi 3 năm.

Một vài nghiên cứu đề nghị nên tầm soát đái tháo đường típ 2 ở mức BMI thấp hơn (≥ 23 kg/m2) trên một số chủng tộc nhất định như người Nam Á, Trung Quốc và gốc Phi.

==>> Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Đái tháo đường thực sự là một gánh nặng sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân và xã hội. Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính và theo đó bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị suốt đời để kiếm soát làm chậm tiến triển của bệnh và biến chứng. Đái tháo đường nếu không được điều trị tốt, có thể làm bệnh nhân nhanh chóng gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến chứng bàn chân, biến chứng trên tim mạch , thận và võng mạc. Chính vì vậy, tầm soát đái tháo đường là việc vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng  nguy hiểm xảy ra.