Thâm nhiễm phổi là gì?
Thâm nhiễm phổi là một tổn thương cơ bản khi khoảng không khí trong phế nang được thay thế bằng một chất đặc hơn như: máu, mủ hoặc protein,.. các dịch tiết do phản ứng viêm bạch cầu, mủ, các chất từ phản ứng miễn dịch, các tế bào ác tính, hoặc bị xuất huyết,.. chúng làm cảm nhận thị giác về sự gia tăng mật độ của mô mềm
Thâm nhiễm phổi cũng là thuật ngữ để chỉ những tổn thương của bệnh lao phổi thứ phát. Tình trạng bệnh lý của căn bệnh là phổi có nhiều mủ hoặc thấy nhiều protein thường gặp trong viêm phổi và lao phổi
Bệnh thâm nhiễm phổi thường không có những biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài mà phải chụp X quang mới có thể nhận biết
Thâm nhiễm phổi chiếm tỷ lệ 5% của các loại bệnh lý về đường hô hấp. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có những biểu hiện sau:
- Cơ thể sốt cao, khó thở, ho nhiều, ho lâu ngày
- Khó thở tăng lên dần và xơ phổi xuất hiện nhiều
Theo chẩn đoán lâm sàng, các biểu hiện bất thường liên quan đến chức năng hô hấp thường gặp bao gồm: hội chứng giới hạn với giảm sự khuếch tán khí CO2, giảm áp lực hít vào tối đa, thiếu ô xi lên máu. Khi chụp X quang, có thể thấy hình ảnh nổi bật nhất là những vết mờ ở đáy phổi, các dải mờ mở rộng, hình ảnh tổ ong
Phân biệt thâm nhiễm và đông đặc phổi
Đông đặc phổi là gì?
- Là một thuật ngữ lâm sàng mô tả sự đông đặc phổi thành một khối có mật độ chắc. Định nghĩa rõ rệt là một vùng phổi, trước đây có thể xẹp được nay chứa đầy dịch. Thường áp dụng cho tình trạng cứng nhắc, sưng phù của một vùng phổi trước đó có thông khí bình thường. Đông đặc xuất hiện sau sự tích tụ của các dịch tiết từ tế bào viêm vào phế nang và các kênh dẫn kề cận. Định nghĩa đơn giản hơn chính là không không phế nang nay chứa dịch thay vì không khí
- Dịch có thể do phù phổi, dịch tiết do viêm, mủ, nước hít sặc vào hoặc máu. Điều này quan trọng về mặt lâm sàng trong viêm phổi. Các dấu hiệu của viêm phổi thuỷ là điển hình lâm sàng cho đông đặc phổi
Các dấu hiệu của đông đặc phổi
- Giảm dãn nở lồng ngực khi hít vào ở bên tổn thương
- Tăng rung thanh ở bên đông đặc
- Gõ đục ở bên tổn thương
- Phế âm là âm phế quản
- Có thể có ran nổ ở giai đoạn giữa, giai đoạn cuối hoặc ở cả ba giai đonạ của thì hít vào
- Truyền âm tăng. Dùng ống nghe sẽ thấy tiếng nói của bệnh nhân rõ hơn so với phổi bình thường
- Có thể do tiếng cọ màng phổi
- Mô phổi đông đặc có tính cản quang, do đó sẽ được nhận biết rõ hơn so với phổi bình thường
- Có thể có tiếng cọ màng phổi
- Mô phổi đông đặc có tính cản quang