Tại Việt Nam, có khoảng hơn 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chiếm tỷ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, việc chẩn đoán, điều trị kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ không làm tăng nguy cơ các rối loạn do tăng đường máu ở cả hai thể này.Trong đó việc quan trọng ban đầu đó là việc chẩn đoán, phân biệt đúng chính xác người bệnh thuộc tiểu đường type 1 hay type 2 để được điều trị nhanh chóng và phù hợp.

Tham khảo thêm:

Sự khác nhau giữa tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2

Thống kê tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, liên quan đến lượng đường trong máu cao và chủ yếu do các biến chứng tim mạch. Bệnh tiểu đường gồm 2 dạng chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2

  1. Nguyên nhân, đặc điểm

Tiểu đường Type 1 là dạng bệnh tự miễn dịch. Bệnh này Xảy ra khi  các tế bào miễn  dịch của cơ thể tự phá hủy tế bào beta  trong tuyến tụy, dẫn đến việc không thể sản xuất insulin (thiếu hụt gần như tuyệt đối insuline, vì thế dễ bị nhiễm ceton). Sự thiếu hụt này làm glucose không thể đi vào tế bào để sinh năng lượng mà tăng cao trong máu.

Tiểu đường type 2 là 1 căn bệnh chủ yếu mắc do rối loạn lối sống, ô nhiễm môi trường, xảy ra do chế độ ăn uống có hàm lượng calo cao, nhiều chất béo, thiếu vận động và do sự giảm tiết insulin hoặc tác dụng của insulin không hiệu quả (kháng insulin) khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Sự khác nhau giữa tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 2 thường do lối sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh

2. Lứa tuổi mắc bệnh 

-       Tiểu đường Type 1 thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Thường có yếu tố di truyền và có liên quan đến một số yếu tố môi trường (nhiễm virus trong thời kỳ bào thai, độc tố...).Thường có phối hợp với một số bệnh tự miễn khác như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison

-       Thường xảy ra ở người trưởng thành hoặc lớn tuổi > 40 tuổi. Đa số trường hợp có kèm béo phì và bản thân béo phì lại làm trầm trọng thêm tình trạng đề kháng insulin. 

3. Biểu hiện bệnh

Tiểu đường type 1 thường được phát hiện rất sớm do Do thiếu hụt insulin tuyệt đối nên các triệu chứng xuất hiện rõ ràng như:

+ Đi tiểu nhiều lần trong ngày

+ Khát nước liên tục

+ Đói và mệt mỏi, thị lực kém

+ Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân

Tiểu đường Type 2 thường phát hiện khá muộn,  do bệnh tiến triển rất chậm trong nhiều năm và chỉ phát hiện khi bệnh ở giai đoạn bùng phát mạnh.

Một số dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường type 2 giai đoạn đầu như:

+  Mệt mỏi, tê bì tay chân, da khô, ngứa

+ Thể trạng béo thừa cân

+ Dấu gai đen (Acanthosis nigricans) 

+ Hội chứng buồng trứng đa nang

4. Phương pháp điểu trị

Sự khác nhau giữa tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2

Tiểu đường type 1: không có Insulin, Glucose không vào được tế bào. Tiểu đường type 2: Kháng Insulin, Glucose bị giữ lại trong máu

Tiểu đường ở cả hai thể này đều không thể chữa khỏi hoàn toàn. Có thể tiến hành điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống.

-       Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 thì Insulin là liệu pháp bắt buộc. Phương pháp này để bù cho lượng insulin không được tiết ra và kiểm soát đường huyết.

-       Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2 là tiến hành điều trị bằng chế độ ăn uống cân bằng với lượng thích hợp và chế độ luyện tập phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. Trường hợp đã thực hiện hai biện pháp trên nhưng không thể duy trì kiểm soát đường huyết, phương pháp điều trị bằng thuốc, dùng thuốc hạ đường huyết hoặc phối hợp thêm insulin

Insulin chỉ dùng trong những trường hợp sau đối với bệnh nhân tiểu đường type 2:

–  Không còn đáp ứng với thuốc đường uống, biểu hiện đường huyết tăng cao.

– Phải nhập viện do chấn thương, nhiễm trùng, ốm sốt, viêm võng mạc,…

– Khi bị men gan cao hoặc đi kèm các biến chứng suy thận,...

 5. Cách phòng ngừa bệnh

-       Tiểu đường type 1 là thể bệnh rất nguy hiểm, không có cách nào phòng ngừa được.

-       Ngược lại thì tiểu đường type 2 lại có thể phòng ngừa bằng cách sinh hoạt hàng ngày như:

+  Vận động, tập thể dục mỗi ngày: Giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa và giảm hiện tượng kháng insulin.

+ Xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tránh ăn các thức ăn chứa nhiều đường, chất béo; tăng cường ăn rau xanh.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người mắc tiểu đường type 2

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, vì vậy những yếu tố cơ bản trên sẽ giúp bạn phân biệt được 2 thể của bệnh tiểu đường (type 1 và type 2) để có những kiến thức, cách điều trị, phòng ngừa tốt nhất về bệnh. Phương Đông cảm ơn bạn đã theo dõi!