Máu là một tổ chức của cơ thể. Trong máu bao gồm có các thành phần hoá học (các chất vô cơ, hữu cơ) và các tế bào máu. Và huyết học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các thành phần của máu. 

tổng quan về huyết học

Các thành phần của máu

Giữ cho máu không đông trong ống nghiệm một thời gian. Chúng ta có thể quan sát thất trong ống nghiệm xuất hiện hai màu

  • Phần trên có màu vàng rơm, chiếm khoảng 55% thể tích máu. Ta gọi đó là huyết tương
  • Phần đỏ sẫm phía dưới chiếm khoảng 45% thể tích máu. Ta gọi đó là huyết cầu

Huyết tương chứa các chất vô cơ và hữu cơ

Các chất vô cơ bảo gồm nước và muối khoáng

  • Nước hiếm khoảng 90% thể tích của huyết tương
  • Muối khoáng: Muối khoáng ở huyết tương thường dưới dạng Clorua, Bicarbonate, Sunphat... của các chất Na+, K+, Ca++. Trong đó muối Nacl rất quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu

Các chất hữu cơ bao gồm: Protein, Lipid, Glucid

  • Protein: Gồm Alubumin, Globulin
  • Lipid: Cholesterol, Acid béo
  • Glucid: Glucose ở dạng tự do

Trong huyết cầu có các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

Hồng cầu

  • Hồng cầu được hình thành từ tuỷ xương của các xương dài trong cơ thể
  • Hồng cầu: Hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, màu đỏ. Trong hồng cầu có một chất màu đỏ là huyết cầu tố (Hmg)
  • Chu kỳ sống khoảng 120 ngày, số lượng từ  4 - 4,5 triệu trong 1 mm3

Bạch cầu

  • Bạch cầu là những tế bào không màu ,có nhân trong bào tương có các hạt có khả năng bắt màu thuốc nhuộm
  • Chu kỳ sống khoảng từ 2-3 giờ
  • Số lượng từ 5000-8000 trong 1mm3 máu 

Tiểu cầu

  • Là tế bào có kích thước nhỏ nhất
  • Số lượng từ 150000-300000 tế bào trong 1mm3 máu 

Chức năng của máu

Chức năng hô hấp

Huyết cầu tố vận chuyển ô xy từ phổi đến mô. Huyết cầu tố và huyết tương vận chuyển CO2 đến các mô

Chức năng dinh dưỡng

Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ từ ống tiêu hoá như acid amin, acid béo, glucose.. tới nuôi dưỡng các tế bào

Chức năng đào thải

Các sản phẩm do tế bào sinh ra như CO2, Ure, nước,.. được máu vận chuyển đến các cơ quan bài tiết (thận, phổi, tuyến mồ hôi,..) để đào thải ra ngoài

Chức năng điều hoà nhiệt độ

Trời nóng máu đưa nhiệt ra phần nông của cơ thể (bằng cách giãn mạch ngoại biên) để toả nhiệt ra ngoài .Trời lạnh, máu truyền nhiệt vào các phần sâu của cơ thể nhiều hơn (bằng cách co mạch ngoại biên để giữ nhiệt). 

Chức năng bảo vệ cơ thể

Bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào,tiêu diệt vi khuẩn.Các kháng thể ,kháng độc tố của huyết tương tạo khả năng miễn dịch của cơ thể .Ngoài ra hiện tượng đông máu cũng là một hình thức tự bảo vệ cơ thể khi bị chảy máu .

Chức năng điều hoà hoạt động của các cơ quan cơ thể

Máu vận chuyển các hoúc mụn, các chất hoá học có tác dụng điều hoà hoạt động các cơ quan một cách nhịp nhàng, thống nhất.

Các thông số máu cần đo khi làm xét nghiệm huyết học

Số lượng các thành phần đếm được phụ thuộc ,nhưng thực chất chỉ cần đếm các thông số cơ bản sau + Số lượng hồng cầu

+số lượng bạch cầu

+Số lượng tiếu cầu

+ Giá trị nồng độ của Hemoglobin

Việc xác định nồng độ Hemoglobin là rất quan trọng nó giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu(animia).Các phương pháp xác định nồng độ Hmg bao gồm :

+ Đo màu

+ Đo năng lượng khi kết hợp với ô xy

+ Xác định hàm lượng sắt trong đó

Trên đây là bài viết tổng quan về huyết học. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Cùng đón đọc những bài viết về chuyên ngành xét nghiệm TẠI ĐÂY.