Nhau tiền đạo là gì? 

Bình thường nhau thai bám vào đáy tử cung, có thể ở mặt trước hoặc sau, tuy nhiên trong quá trình thai nhi phát triển, vì một số lý do nào đó mà bánh rau bám vào đoạn dưới của tử cung hoặc vào cổ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo. Hiểu theo cách khác là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé.

Nhau tiền đạo

Hình ảnh mô phỏng nhau thai bất thường

 

Tham khảo: Những dị tật thai nhi phát hiện qua siêu âm thai

Tỉ lệ bị nhau tiền đạo của mẹ? 

  • Nhau thai tiền đạo thường mắc phổ biến nhất vào khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ hoặc một vài trường hợp có thể sớm hơn.
  • Tỉ lệ bị nhau thai tiền đạo là 1/200 trường hợp phụ nữ mang thai

Dấu hiệu nhau tiền đạo: 

  • Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo nhưng lại không gây đau đớn. Việc này có thể xảy ra trong thời kỳ có thai, khi chuyển dạ và thậm chí sau sinh.
  • Khi thực hiện siêu âm thai bác sĩ sẽ lưu ý tư thế của em bé. Nếu bé nằm ở ngôi ngược (mông xuống dưới thay vì là đầu), hoặc ngôi ngang (nằm ngang trong tử cung) thì đó có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo.
Nhau tiền đạo

Siêu âm là phương pháp duy nhất chẩn đoán được nhau thai tiền đạo

 

Những trường hợp có nguy cơ bị nhau tiền đạo:

·  Phụ nữ đã từng có thai, đã đẻ nhiều lần hoặc thực hiện phẫu thuật tử cung như nạo hút thai/ sinh mổ.

·  Mang thai đôi hoặc đa thai

·  Phụ nữ hút thuốc lá hoặc mang thai khi đã có tuổi (trên 30 tuổi)

·  Cấy trứng đã thụ tinh vào phía dưới thấp của tử cung người mẹ

·  Do các bất thường của chính bản thân nhau thai

Làm thế nào để biết mình có nhau tiền đạo?

Những điều quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ về nhau thai tiền đạo

Các vị trí nhau thai tiền đạo trong cổ tử cung

Nhau thai tiền đạo sẽ được phát hiện, chẩn đoán qua phương pháp siêu âm thai. Một trong những mục đích của việc siêu âm thai là để xác định vị trí và kích thước của nhau thai. Nếu kết quả siêu âm là có nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo, bạn sẽ được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ qua các lần khám thai định kỳ  để xem nhau thai có di chuyển lên trên khi tử cung mở rộng ra hay không. Bạn nên lựa chọn những phòng khám uy tín, sử dụng các dòng máy siêu âm 4D để cho ra hình ảnh siêu âm rõ nét nhất, giúp việc chẩn đoán của bác sĩ dễ dàng hơn.

Tham khảo: Bà bầu cần chuyển bị gì trước khi siêu âm thai

 

Điều trị như thế nào?

Không có biện pháp điều trị cụ thể nào hơn là theo dõi  định kỳ để khắc phục. Nếu mẹ chảy máu, cần phải nằm nghỉ trên giường và được giám sát chặt chẽ, chăm sóc kỹ càng. Khuyến cáo tránh bất kỳ tổn thương nào ở cổ tử cung. 

Những rủi ro của nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo có thể dẫn đến băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé. Cụ thể, nó gây hại đối với mẹ và thai nhi như sau:

Đối với Mẹ:

·  Chảy máu nhiều và khó kiểm soát, gây sốc cho người mẹ, dễ bị băng huyết sau sinh

·  Sinh non và những rủi ro liên quan. Trong trường hợp chẩn đoán nhau tiền đạo trung tâm, thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai.

·  Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung nếu nhau thai không chịu tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.

Đối với thai nhi:

·  Nhau tiền đạo thường gây chảy máu ở cuối thai kỳ, thai phụ dễ bị sinh non. Do mẹ bị thiếu máu vì ra huyết nhiều nên thai nhi dễ suy dinh dưỡng hoặc suy thai.

·  Nhau thai nằm ở phần dưới tử cung làm cho thai nhi khó xoay đầu xuống nên dễ dẫn đến ngôi bất thường: ngôi mông hay ngôi ngang.

·  Thiếu oxy với khả năng tổn thương não và tử vong.

Dựa vào những thông tin trêm cho thấy nhau thai tiền đạo rất nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, vì vậy trong thai kỳ mẹ nên khám thai định kỳ để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các bệnh dễ mắc phải bằng phương pháp siêu âm thai.