Trong quá trình mang thai, người mẹ rất dễ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề cho em bé nếu không được phòng ngừa, theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc nhận diện và cách phòng tránh một số căn bệnh truyền nhiễm mẹ sang con là điều vô cùng quan trọng
1. HIV
HIV là một trong những bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm có thể truyền từ mẹ sang con. HIV trong máu của người mẹ có thể truyền vào cơ thể em bé . Điều này rất có thể xảy ra trong vài tuần cuối của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc quá trình sinh nở. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể truyền HIV, vì HIV có trong sữa mẹ. Có 15%-45% cơ hội truyền HIV cho con bạn nếu cả hai bạn không điều trị HIV.
Tuy nhiên, nếu được theo dõi và điều trị đúng cách và kịp thời trong khi mang thai và trong khi cho con bú hầu như có thể loại bỏ nguy cơ này.
2. Rubella:
Căn bệnh truyền nhiễm Rubella rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và em bé đang phát triển. Bất cứ ai không được tiêm phòng Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh. Nhiễm vi-rút Rubella gây ra thiệt hại nghiêm trọng nhất khi người mẹ bị nhiễm bệnh sớm trong thai kỳ, đặc biệt là trong 12 tuần đầu (ba tháng đầu). Phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella có nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu, và những đứa trẻ đang phát triển của họ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
Vì hiện nay chưa có cách chữa trị nên phụ nữ có kế hoạch mang thai cần chắc chắn là mình đã tiêm vắc-xin trước đó.
3. Bệnh thủy đậu:
Bệnh thủy đậu (bệnh trái rạ) là bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần.
Việc mắc thủy đậu trong quá trình mang thai là rất hiếm bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.
Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Ngược lại nếu mẹ mang thai nhưng chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu cũng như chưa được tiêm chủng ngừa bệnh thì khả năng bé khi được sinh ra sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng là không nhiều.
Nhiễm trùng sớm trong thai kỳ có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh, nhưng nguy cơ nhiễm trùng thấp khoảng 2,2%.
Nếu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất - có thể gây ra các chi kém phát triển, tổn thương mắt và não và sẹo da; cân nặng khi sinh thấp; Zoster sơ sinh bẩm sinh.
Nếu mẹ bị phát ban trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh - nguy cơ cho bé là 20%. Phụ nữ trước khi mang thai có thể chủng ngừa thủy đậu nếu không có kháng thể thủy đậu, không có thai và phải đợi 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai.
4. Bệnh lậu:
Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Căn bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang bé trong quá trình mang thai.
Hầu hết phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu đều không thấy triệu chứng của bệnh, vì vậy họ có thể không biết mình có bị nhiễm bệnh hay không. Phụ nữ mang thai thực sự có một số mức độ bảo vệ nhất định chống lại các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng. Ví dụ, các mô của thai nhi có thể giúp bảo vệ tử cung và ống dẫn trứng khỏi bị nhiễm trùng.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh cho em bé trong khi sinh con. Điều này xảy ra vì em bé tiếp xúc với dịch tiết sinh dục của người mẹ. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh thường xuất hiện hai đến năm ngày sau khi sinh, dẫn đến hậu quả là việc sinh non hoặc chết non. Trẻ sinh ra nhẹ cân do sinh non thiếu tháng hay suy dinh dưỡng bào thai.
Trong quá trình sinh dễ lây nhiễm khuẩn lậu cho thai nhi khi sinh qua ngả âm đạo, gây cho trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc mắt, vi khuẩn lậu từ những chất tiết ở đường sinh dục xâm nhập vào mắt của trẻ mà gây bệnh. Viêm kết mạc mắt do lậu xảy ra vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh, mắt của trẻ sung huyết, sưng mọng, kết mạc cương tụ.
5. Nhiễm virus viêm gan B:
Một trong những căn bệnh truyền nhiễm gây ám ảnh đặc biệt là các phụ nữ mang thai là viêm gan B. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng ở gan do virus HBV gây ra. Loại virus này có tên khoa học đầy đủ là virus viêm gan B, có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu và qua đường tình dục, và có thể truyền từ mẹ sang con.
Nếu mẹ bị viêm gan B thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc viêm gan B mãn tính cao hơn 90% nếu không được điều trị đúng cách khi sinh. Phụ nữ mang thai bắt buộc phải biết tình trạng viêm gan B của mình để ngăn ngừa truyền virut cho em bé sơ sinh trong khi sinh. Nếu bác sĩ biết rằng thai phụ bị viêm gan B, họ có thể sử dụng thuốc phù hợp trong phòng sinh để tránh cho em bé bị nhiễm bệnh.
Trẻ sơ sinh có phụ nữ dương tính với viêm gan B phải được tiêm vắc-xin HBV và HBIG chính xác để đảm bảo bảo vệ hoàn toàn. Để bảo vệ những trẻ sơ sinh này, cả hai loại thuốc nên được dùng ngay sau khi sinh trong phòng sinh hoặc trong vòng 12 giờ đầu đời.
Tham khảo: Siêu âm gan
Dưới đây là các dòng máy siêu âm Phương Đông cung cấp
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội : Toà D, Vinaconex 2, Kim Văn - Kim Lũ, Khu ĐTM Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. | ĐT : +84 974903366
Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy | ĐT : +84 292 3883493
Email : info@eastern.vn